“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

*Tác giả: Greville Kleiser, năm 1910.

Vai trò của tính cách

Vì sao vài người cất tiếng trò chuyện, tất cả những người khác sẽ lắng nghe chăm chú, trong khi một số người khác diễn thuyết, người ta dửng dưng quay sang tán gẫu với người ngồi bên cạnh thay vì lắng nghe? Tính cách đóng vai trò nhất định ở đây. “Của cho không bằng cách cho,” cách thức chúng ta trình bày những lập luận của mình chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của cuộc tranh luận – xếp sau bản thân chủ đề được tranh luận. Giọng nói chua ngoa, âm điệu quát tháo, cử chỉ và điệu bộ kỳ quặc, hành xử kém duyên, thái độ giáo điều là vài nhân tố có thể hủy hoại cả những phần trình bày sắc bén và thuyết phục nhất.

Giọng nói – phương tiện biểu đạt chủ đạo của người tranh luận – cần thân thiện và linh hoạt, có khả năng lên xuống trầm bổng để tạo độ diễn cảm, và tương tác được với nhiều cảm nhận phong phú và đa dạng của người nghe. Một giọng diễn thuyết thông thường và bài bản có thể được rèn luyện trong thời gian vài tuần, luyện tập nghiêm túc và đều đặn mỗi ngày trong mười lăm phút; các bài tập luyện giọng có thể được tham khảo trong nhiều cuốn sách và cẩm nang về thuật hùng biện.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Một phẩm chất quan trọng đảm bảo sự thành công của một cuộc tranh luận chính là sự chân thật. Nó được thể hiện trên khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ và điệu bộ của người tranh luận. Sự chân thật thậm chí có thể hiện diện trong cách lựa chọn từ ngữ của anh ta. Nếu người tranh luận hành xử giả tạo hoặc thiếu trung thực, tất cả những điều này sẽ được biểu lộ ít nhiều trong biểu cảm của anh ta. Con người thật của diễn giả hoặc người tranh luận sẽ được bộc lộ ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác, bất kể anh ta có nhận biết hay không. Nếu anh ta là người có tính cách quân tử với đối thủ của mình, điều này sẽ sớm được công nhận. Người này hoàn toàn có thể bảo vệ được vị thế của mình trong cuộc tranh luận bằng nhiệt huyết, kỹ năng và “vũ khí” mình có, mà không cần phải dùng đến những chiêu trò hoặc mánh khóe không ngay thẳng.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Một sự thể hiện khiêm tốn và nhã nhặn thường sẽ chiến thắng hành động phản biện hung hăng và cố chấp. Vì lý do này, đôi khi chúng ta có thể nhẹ nhàng ngắt lời của đối thủ đang hùng hổ phản biện, diễn đạt rằng những sự đối lập của họ đến từ nguồn khác chứ không phải từ họ, bằng những câu hỏi thân thiện thay vì tính bề trên. Không phải ai cũng thích tranh luận trong ôn hòa như một nhà hiền triết; họ không dễ dàng buông bỏ những nhận định độc lập của bản thân mà không tranh thủ quyền được gây khó dễ cho chúng ta. Hòa giải với những người này chính là thượng sách.

Người tranh luận thành công trước nhất phải có thái độ nghiêm túc. Nếu là người của công chúng, bạn sẽ khó lòng giữ vững sự nghiệp của mình lâu dài nếu bạn không có vốn liếng gì khác ngoài sự hài hước. Khả năng dí dỏm và gây cười có giá trị của riêng chúng, nhưng việc hành xử đùa giỡn và khinh suất trong khi đang bàn luận những vấn đề quan trọng và có tính thời sự sẽ làm cho lời nói của chúng ta không còn trọng lượng, khiến chúng ta đánh mất sự tôn trọng từ những người nghe nghiêm túc xung quanh mình. Người nào không từ bỏ được thói quen biến những phát ngôn của chính mình thành trò cười sớm muộn sẽ biến bạn thành thù, gây thù chuốc oán càng lúc càng nặng nề hơn.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Người rộng lượng sẵn sàng thừa nhận mình chưa thông thạo một vài lĩnh vực nhất định – một điều hoàn toàn bình thường, không ai biết tất cả mọi điều trên đời. Nhưng anh ta không nên trì hoãn việc học hỏi quá lâu nếu đó là những tri thức anh ta nên biết. Nếu anh ta còn nghi ngờ tính xác thực của một tri thức nào đó, hoặc không rõ ý nghĩa của một từ nào đó mình sử dụng, anh ta nên tìm kiếm câu trả lời ngay lập tức.

Cơ hội tốt nhất để mỗi người chúng ta rèn luyện kỹ năng tranh luận và nâng cao tư duy chính là thông qua các cuộc giao tiếp hàng ngày. Người học tranh luận có thể dẫn dắt các cuộc trò chuyện của mình theo những chủ đề bổ ích và có tính chất giúp bản thân mình tiến bộ. Bằng những đề xuất và ngôn từ khéo chọn, anh ta hoàn toàn có thể nâng tầm các cuộc giao tiếp của mình, khiến người nghe có cảm nhận rõ ràng rằng mình đang được song hành cùng một bộ óc vượt trội.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Các hoạt động giao tiếp cũng là cơ hội lý tưởng để mỗi người chúng ta theo dõi và quản lý được phong độ của bản thân mình. Người học tranh luận có thể quan sát được mình đang sử dụng những năng lực và vốn liếng của bản thân hiệu quả thế nào. Nếu anh ta không làm chủ được bản thân mình, anh ta sẽ không thể làm chủ cuộc giao tiếp, không dẫn dắt hay thuyết phục được ai cả. Anh ta cần phòng tránh thiên hướng độc đoán – khao khát áp đặt quan điểm của bản thân lên người khác một cách mãnh liệt, phát ngôn tự phụ hoặc có tính chất công kích người khác. Từ đây, anh ta học được cách nhìn nhận một vấn đề bất kỳ từ nhiều góc độ, mở lòng tiếp nhận những quan điểm đối lập. Nỗ lực lấy nhu khắc cương, dùng sự mềm mỏng để hóa giải đối thủ hung hãn thường sẽ mang lại những quả ngọt xứng đáng. Đây cũng chính là tinh thần của người tranh luận để chiến thắng.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Khi một người đang muốn làm chủ cuộc tranh luận của mình, anh ta cần nhìn thẳng vào mắt đối phương. Đây chính là hành động giao tiếp trực diện nhất giữa người với người. Khi một người đã khui rèn được trí tưởng tượng rực rỡ, linh hoạt và đa năng, và biết cách biểu đạt nó trong cuộc tranh luận của mình, anh ta sẽ không gặp khó khăn gì trong việc khơi gợi mối quan tâm của người nghe, khiến họ khao khát được nghe nhiều hơn nữa. Sự duyên dáng và năng lực hấp dẫn người nghe trong giao tiếp là năng khiếu bẩm sinh ở một số người, trong khi vài người khác phải nỗ lực rèn luyện để có được. Trong tranh luận hoặc diễn thuyết, một tính cách có khả năng giành chiến thắng là nhân tố mang tính quyết định không kém gì các tri thức được tranh luận.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Người tranh luận để chiến thắng phải khui rèn được sự chân thành và phong thái nghiêm nghị. Một lời tuyên bố mang trong mình ân tình và sự cảm thông của người nói sẽ đánh động lòng người hơn một phát ngôn có tính chất phô trương quyền lực cá nhân. Tình trạng ca ngợi sự thật một cách cứng nhắc và cố chấp, phát ngôn không phù hợp hoặc không đúng thời điểm, mệt mỏi và thiếu sức sống tiếp tục là vài tác nhân dẫn đến thất bại trong tranh luận. Cần nhớ rằng mục đích cuối cùng của chúng ta không phải là tranh luận đơn thuần, mà là thuyết phục và chiến thắng.

Chúng ta đã bàn về vai trò của sự chân thật đối với người tranh luận. Điều này đồng nghĩa với việc người tranh luận cần trung thực với người khác và cả với bản thân anh ta. Trong quá trình dẫn chứng và lập luận bảo vệ sự thật, anh ta nên dành sự quan tâm chính đáng đối với cảm nhận, quan điểm và ý kiến phản biện của đối phương. Người nói hành xử hào phóng và lịch thiệp, người nghe sẽ kiên nhẫn lắng nghe.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Chất lượng giọng nói của một người đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của anh ta trong tranh luận và thuyết phục. Một số người không được người khác lắng nghe hay quan tâm mỗi khi mình nói chuyện bởi họ chưa khắc phục được sự kỳ quặc hoặc kém duyên trong giọng nói và biểu cảm của mình. Giọng nói của những người này chất chứa hoặc gắn liền với một tác nhân nhất định khiến người ta khó chịu mỗi khi nghe thấy. Những người này cần nỗ lực rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp đến mức độ xuất sắc để có thể thuyết phục người khác thuận theo mình.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Để khiến người khác đồng tình với các lập luận của mình, người tranh luận cần có kiến thức về tâm lý con người. Anh ta cần biết địch biết ta, hiểu rằng người nghe của mình cũng có những thành kiến và sự ngờ vực của riêng họ, có kinh nghiệm sống đa dạng và những yêu cầu phong phú cần được đáp ứng. Người tranh luận không cần phải từ bỏ ý kiến của mình chỉ để làm hài số đông; anh ta phải học cách xoay chuyển chúng bằng những cách thức mới mẻ để chúng thích nghi được với những điều kiện mới. Anh ta cần nhớ lại lời răn “Của cho không bằng cách cho”: Khi một sự thật được truyền đạt theo cách thức quá cứng nhắc hoặc sắc lạnh, nó sẽ gây sát thương thay vì khai sáng.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Người tranh luận để chiến thắng phải sở hữu phẩm chất can đảm. Đây là kết quả tự nhiên từ sự kết hợp đức tính chân thật và lòng trung thành với sự thật. Anh ta hướng đến những giá trị tích cực nhưng không giáo điều. Người giáo điều chú trọng hình thức của sự thật thay vì bản chất của nó, trong khi người tích cực đơn thuần có khả năng biểu đạt sự thật một cách rõ ràng và chắc chắn mà vẫn đảm bảo tôn trọng những nhận định khác biệt của người khác.

Cách phát âm của người tranh luận đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ấn tượng anh ta để lại trong lòng người nghe. Nếu các nguyên âm được phát âm tròn trịa, các phụ âm được thể hiện chính xác và trọn vẹn, phong cách của người tranh luận sẽ được củng cố và nâng cao cả về mặt giọng nói và sức thuyết phục. Với một người bất cẩn trong việc biểu đạt các ý tưởng và quan điểm của mình, người nghe hoàn toàn có thể đánh giá anh ta cũng đồng thời là một kẻ khinh suất trong suy nghĩ. Người nghe tiếp nhận được các ý tưởng của chúng ta một cách đầy đủ và trọn vẹn khi và chỉ khi chúng được định nghĩa rõ ràng trong đầu chúng ta, và được truyền đạt một cách rõ ràng đến họ.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Âm lượng giọng nói của người tranh luận là một nhân tố không thể xem nhẹ. Chẳng hạn, nếu anh ta nói điều gì đó quá lớn tiếng, anh ta sẽ lạc điệu với người nghe, và sự lạc điệu sẽ dẫn đến những cảm giác khó chịu và bất hòa. Vì lý do quan trọng này, người tranh luận nên duy trì âm lượng trò chuyện thường ngày của mình, bất kể anh ta đang nói chuyện thân mật hay diễn thuyết trước công chúng. Nếu chủ đề tranh luận đòi hỏi anh ta phải thường xuyên nhấn mạnh nhiều thông tin quan trọng, anh ta nên làm điều đó bằng sự chân thật và những cảm xúc tích cực của bản thân thay vì lớn tiếng, tỏ ra hung hãn hoặc độc đoán.

Văn hóa phát ngôn là một nhân tố quan trọng cần được bàn luận trong việc hình thành một tính cách có sức thuyết phục và tầm ảnh hưởng lên những người khác. Channing viết về vấn đề này như sau:

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

“Con người được tạo ra không phải để đóng cửa tư duy của mình; họ có nhiệm vụ cho nó một tiếng nói để nó có thể giao tiếp với tư duy của những người khác. Khả năng phát ngôn là một trong những phẩm chất vĩ đại giúp phân biệt chúng ta với dã thú. Quyền lực của chúng ta đối với những người khác không nằm ở lượng tri thức được tích lũy trong bộ não của chúng ta, mà ở năng lực của chúng ta trong việc biểu đạt chúng ra bên ngoài. Với mong muốn thể hiện bản thân mình, một người sở hữu năng lực tư duy vượt trội chắc chắn sẽ toát ra hào quang mạnh mẽ trong đám đông bất kể anh ta có nhận thấy hay không. Anh ta không chỉ có tầm ảnh hưởng đến những người khác, anh ta còn tăng thêm giá trị cho tư duy của mình thông qua việc cho nó một tiếng nói đặc trưng và đầy sức thuyết phục. Chúng ta thấu hiểu bản thân hơn, nhận thức của chúng ta trở nên chín chắn và trưởng thành hơn, chính nhờ nỗ lực trau dồi tư duy và giúp nó giao tiếp được với thế giới bên ngoài. Ngay cả vị thế xã hội của chúng ta cũng phụ thuộc đáng kể vào năng lực phát ngôn của chúng ta. Sự khác biệt chủ đạo giữa quý ông và kẻ phàm phu tục tử nằm ở điều đó: Kẻ phàm phu tục tử khinh suất trong cách hành xử, nhưng lại đòi hỏi người khác phải hành xử đúng mực, rõ ràng, duyên dáng và có sức thuyết phục với mình.”

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Một tính cách có tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục được biểu lộ ngay trong điệu bộ và cách đi đứng của con người. Chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm và tích cực khi nhìn thấy một quý ông hoặc quý cô đứng thẳng người và chủ động, đầu và cằm ở vị trí thăng bằng, với dáng đi tự tin và vững chãi. Thẳng lưng được xem là biểu hiện của một tinh thần năng động và đáng tin cậy. Trái lại, một người mang hình thức luộm thuộm, dáng người khom lưng, ngực phẳng, bụng phệ, với điệu bộ nhát gừng sẽ khiến chúng ta có cảm giác đây là một người yếu ớt cả trong tư duy lẫn trong cuộc sống.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Để sở hữu tính cách mạnh mẽ, một người cần nỗ lực là phiên bản tốt nhất của bản thân kể cả những khi một mình. Người có tính cách đáng nể trọng không có chuyện đối đãi hào phóng với người ngoài nhưng hẹp hòi với người nhà. Tuy nhiên, anh ta cũng đồng thời là người biết cân bằng giữa tính riêng tư và hình ảnh công chúng của bản thân: Mỗi khi đứng trước đám đông, anh ta sẽ hành động và phát ngôn một cách tự nhiên, bởi đó đã là thói quen hàng ngày của anh ta.

Sẽ là một sai lầm đáng tiếc nếu chúng ta chỉ trông cậy vào những dịp hoặc sự kiện đặc biệt làm cơ hội để phát huy sự tự tin. Trạng thái tự tin của tâm trí nên được bồi đắp như một thói quen đều đặn hàng ngày. Một người sẽ có thể khui rèn tính cách của mình đạt đến mức độ toát ra quyền lực đáng ngưỡng mộ một khi anh ta liên tục duy trì lòng tự tin và cải thiện ngoại hình của mình theo hướng trở thành một nhân vật có uy tín và đáng tin cậy.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

Tình trạng nợ nần không chỉ bào mòn lòng tự tin của một con người, mà còn hủy hoại toàn bộ nhân phẩm của anh ta. Tiến sĩ Johnson đặc biệt lưu tâm đến xu hướng sa đà vào nợ nần của con người; theo ông, nó không chỉ là một thảm họa, mà còn là kẻ thù của hạnh phúc. Nhiều quý ông kiệt xuất của thế giới sa cơ vì không cưỡng lại được quyền lực ngầm của những khoản nợ. Khất nợ được một lần, sẽ tiếp tục khất vào lần tới. Lần khất nợ đầu tiên có thể được thông cảm với tư cách là sự chậm trễ trong việc thanh toán một nghĩa vụ còn tồn đọng. Nhưng lần khất nợ kế tiếp hoàn toàn có thể là nói dối và lừa đảo. Nếu hành vi khất nợ vẫn tiếp tục tái diễn đều đặn, đó là sự bất cẩn, vô tâm, vô cảm, chống đối công khai, thất bại và đáng thất vọng. Áp lực nợ nần tích lũy nặng nề đến mức nuốt chửng nhân cách của con người, và lòng tự tin của họ mãi mãi không thể vẹn nguyên như trước.

Dù cuộc sống của bạn thế nào, đừng quên thanh toán các khoản nợ của bản thân. Quyền lực và niềm kiêu hãnh chỉ đến với người nào có thể đứng trước thế giới tuyên bố rằng, “Tôi không nợ ai một xu nào.” Và nếu người này có một số tiền tử tế trong tài khoản ngân hàng của mình, anh ta có lý do chính đáng để ngẩng cao đầu, với sự tự tin và khả năng tự lập của bản thân.

“Kleiser, Personality,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, 2020; bài đăng tháng 05/2024.

* Dịch và thực hiện bài viết: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

* Âm nhạc: “My Wild Irish Rose,” Live piano (vocal) music with Sangah Noona 3/1, 2024.

./.

Leave a comment