Growing up digital

“Tapscott & Schaefer, Growing up digital,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng tháng 04/2024.

*Tác giả: Tapscott (1998), Schaefer (2008)

Đã đến thời đại của Thế hệ N, hay Thế hệ Công nghệ số! Dư âm của thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh (“baby boom”) vẫn còn vang vọng, và hiệu ứng của nó đang rõ rệt hơn bao giờ.

Điều gì khiến thế hệ này khác biệt với mọi thế hệ tiền bối của họ? Đây là thế hệ đầu tiên lớn lên trong môi trường mà công nghệ và phương tiện kỹ thuật số được trang bị ở khắp nơi. Máy vi tính hiện diện trong ngôi nhà, trường học, nhà máy, và văn phòng; trong khi các món đồ công nghệ kỹ thuật số chẳng hạn như máy quay phim, trò chơi điện tử, và đĩa CD-ROM trở nên phổ biến. Những công nghệ mới này đã và đang được kết nối bằng Internet, một mạng lưới mở rộng hiện đang thu hút một triệu người sử dụng mới mỗi tháng. Trẻ con ngày nay được thỏa thích giữa đại dương số đến mức công nghệ số trở thành một phần cảnh quan tự nhiên đối với các em. Với những trẻ này, công nghệ số cũng thân quen như VCR hay chiếc máy nướng bánh mì, chẳng có gì đáng sợ.

Read more

MORRIS – Salisbury

“Morris, Salisbury,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Salisbury

Các hoạt động cư trú đầu tiên diễn ra trên khu đồi Old Sarum có niên đại vào khoảng thời gian Sơ kỳ Đồ đồng, nhưng nỗ lực định cư lâu dài chỉ mới bắt đầu được thực hiện vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Trong khoảng thời kỳ này, tường đắp đất được hình thành bao bọc một khu đất có diện tích khoảng 30 mẫu Anh (hình 1). Thị trấn thời Trung Cổ nằm gọn trong tường thành này; nhiều khả năng tiền thân của nó là Sorviodunum, một thị trấn do người La Mã thành lập. Không có nhiều bằng chứng cho thấy sự hiện diện của người La Mã ở khu vực pháo đài phòng thủ trên đồi, nhưng nằm ngay bên cạnh Old Sarum là nơi giao nhau của bốn tuyến giao thông được người La Mã xây dựng – những con đường dẫn đến Winchester, Exeter (Ackling Dyke), Silchester và sông Severn, tiến đến các mỏ khai thác chì ở khu đồi đá vôi Mendip. Nhiều khả năng người La Mã đã có những hoạt động có tính chất khai thác những lợi thế về phòng thủ ở đây.

Read more

MORRIS – Planted towns

“Morris, Planted towns,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 03/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Thị trấn được chỉ định

Anh

Bên cạnh Winchelsea, Kingston upon Hull (“Kingston bên dòng sông Hull”) và mười thị trấn lâu đài ở xứ Wales, giáo sư Beresford còn liệt kê tổng cộng 120 đô thị thời Trung Cổ khác được ông phân loại là thị trấn được chỉ định. Nhiều trong số những thị trấn này có nguồn gốc chính trị-quân sự và chiến lược tương tự như các bastide của vua Edward I, điển hình là Portsmouth (1194) và Liverpool (1207). Tuy nhiên, phần lớn các thị trấn được chỉ định này được thiết lập để đảm nhiệm chức năng thương mại, là kết quả của quá trình phát triển các hoạt động thương mại kể từ sau Kỷ nguyên Tăm tối: Xuyên suốt thời kỳ Trung Cổ, các tuyến giao thông thương mại làm nên thị trấn, để rồi sau đó, đặc biệt là trong suốt và sau cuộc Cách mạng công nghiệp, thị trấn giúp hình thành nên các tuyến giao thông thương mại. Các nhân tố đắc địa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành những thị trấn được chỉ định. Điều kiện tiên quyết để việc thiết lập thị trấn được khả thi là vị trí của nó nằm bên một dòng sông hoặc một tuyến giao thông đường bộ, trên nền bối cảnh địa phương đã xác định rằng công tác thiết lập thị trấn ở đây là cần thiết. Theo Beresford, các seigneur (địa chủ hay chủ đất) không được trao nhiều sự lựa chọn đối với khu đất xây nhà của mình; nếu một tuyến giao thông đường thủy hoặc đường bộ huyết mạch chỉ chạm đến biên của nhà cửa, vườn tược và điền trang của họ, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hình thành thị trấn mới ở ngay vị trí tiếp tuyến. Nhiều tuyến giao thông đường bộ lâu đời, đặc biệt là hệ thống giao thông của người La Mã, được người Anglo-Saxon sử dụng làm ranh giới giữa những ngôi làng (về sau là giáo khu) với nhau, và về sau, nhiều thị trấn được chỉ định được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai giáo khu liền kề nhau – Royston, Newmarket, Wokingham, Bocastle, Mitchell và Maidenhead là những thị trấn thuộc nhóm này được giáo sư Beresford liệt kê. Một cách tự nhiên, giao lộ và nơi giao nhau giữa nhiều tuyến giao thông đường sông là những sự lựa chọn hàng đầu, trong trường hợp bất động sản được xem trọng. Từ đây, nhiều chủ đất thiết lập cảng mới để phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu – nổi bật ở khu vực bờ biển phía đông và nam.

Read more

MORRIS – The Bastides: Wales, part 4, Conway, Beaumaris, and Rhuddlan

“Morris, The Bastides: Wales, part 4, Conway, Beaumaris, and Rhuddlan” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 03/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Conway

*Hình 1: Conway (trái) được vẽ cùng tỷ lệ với Caernarvon (phải). Vào một ngày nhất định của năm 1283, công tác xây dựng lâu đài và tường thành của Conway được khởi công, và được triển khai khẩn trương kể từ đó; nó trở thành đơn vị đồn trú của quân đội chỉ sau đó hai năm, và nhiều khả năng công tác xây dựng được hoàn thành trong năm năm (dữ liệu về công trình ngưng cập nhật ở năm 1292). “Địa điểm được lựa chọn để đặt sở chỉ huy là một khối đá dựng đứng có bề rộng lớn ở góc đông nam của một ngôi làng ở hiện trạng, một cạnh của ngôi làng giáp sông Conway, cạnh còn lại giáp suối Gyffin. Kiến trúc sư trưởng của toàn bộ công trình là James of St George, một cá nhân xuất chúng đến từ Savoy, nơi Edward học hỏi phương pháp làm việc của ông. Vào khoảng thời gian cao điểm là mùa hè năm 1285, lực lượng nhân công và thợ thủ công được tuyển dụng đạt đến số lượng 1500. Dựa theo thông tin trên hóa đơn còn được lưu trữ, chi phí thi công ước tính gần 20.000 bảng; đối chiếu với vật giá thời nay, hãy nhân con số này với một trăm, tức khoảng hai triệu bảng. Đây là dự án tốn kém nhất trong số tất cả các dự án xây dựng được vua Edward chủ trì ở Wales (A Phillips, Lâu đài Conway, HM Stationery Office, 1961.)

Read more

MORRIS – The Bastides: Wales, part 3, Caernarvon

“Morris, The Bastides: Wales, part 3, Caernarvon,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 03/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Caernarvon

Tầm quan trọng về quân sự của cửa sông Seiont, nơi sông đổ ra eo biển Menai, đã sớm được người La Mã nhận diện khi họ xây dựng căn cứ quân sự dành cho quân đoàn của mình ở Segontium, như được miêu tả trong hình 2. Không có nhiều thông tin về lịch sử của khu vực này cho đến khoảng năm 1090, Bá tước Hugh, bá tước người Norman đầu tiên ở Chester, xây dựng một tòa lâu đài nằm trên một bán đảo không người ở được hình thành nên từ sông Seiont, eo biển Menai và suối Cadnant. Đây là tòa lâu đài đầu tiên ở Caernarvon; sau khi được bổ sung một khu sảnh bằng đá và vài công trình kiên cố khác, lâu đài được sử dụng bởi các quân vương người xứ Wales trong những dịp nhất định, và được tiếp tế bởi một maenor (“điền trang”) hoàng gia.

Read more

MORRIS – The Bastides: Wales, part 2, Flint

“Morris, The Bastides: Wales, part 2, Flint” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 03/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Flint

Bastide đầu tiên được vua Edward xây dựng ở xứ Wales là Flint. Công tác xây dựng được bắt đầu vào tháng Bảy năm 1277. Đây là một thị trấn được thiết lập mới hoàn toàn, với lâu đài và khu vực thị trấn dân sự được quy hoạch riêng biệt, điều này tương phản với các bastide có hình thái thống nhất hơn được xây dựng về sau. Thị trấn được bố trí theo một mặt bằng hình bàn cờ, với đường chính đóng vai trò kết nối cổng thành với thị trấn.

Read more

MORRIS – The Bastides: Wales, part 1

“Morris, The Bastides: Wales, part 1,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 03/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Bastide xứ Wales

Ở xứ Wales, vua Edward I chủ trì tổng cộng mười bastide, được xây dựng trong ba giai đoạn ứng với các chiến dịch quân sự liên tiếp chống lại người xứ Wales. Trong đó có ba bastide được hoàn thành vào cuối thời kỳ diễn ra chiến sự liên miên vào năm 1277 – Flint, Rhuddlan và Aberystwyth; năm bastide đang được thi công đồng thời vào năm 1283 sau sự kiện Llewellyn thất thủ – Caernarvon, Conway, Criccieth, Bere và Harlech; và hai bastide cuối cùng – Beaumaris và Bala – được hoàn tất sau các cuộc nổi dậy diễn ra vào năm 1294. Tương tự như các bastide được thiết lập trước đó ở Aquitaine, bastide ở xứ Wales được dựng nên với mục đích ban đầu là phục vụ các hoạt động quân sự, mục đích kế đến liên quan đến động cơ kinh tế, khi vào thời gian này, người Anh bắt đầu nhìn nhận bản thân “thượng đẳng” hơn, khao khát mang “ánh sáng văn minh” đến “người Wales man ri mọi rợ,” định hướng họ vào đường lối đúng đắn bằng các biện pháp cứng rắn.

Read more

MORRIS – The Bastides: England, part 3, Kingston upon Hull

“Morris, The Bastides: England, part 3, Kingston upon Hull,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 02/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Kingston upon Hull

Sự khác biệt về số phận giữa Kingston upon Hull (thường được gọi tắt là Hull) và Winchelsea, một thị trấn cùng thời ở bờ biển phía nam, đã được đề cập ở phần trước. Winchelsea là một trường hợp “sớm nở tối tàn,” đạt đến sự phồn thịnh trong thời gian ngắn, rồi sa sút với tốc độ tương đương. Không có nhiều thông tin và dữ liệu về nguồn gốc và buổi đầu sơ khai của Hull; một thời kỳ nổi bật và thú vị hơn của nó kéo dài từ năm 1750 đến 1850, khi nó vươn đến vị thế quyền lực với tư cách là cảng biển phía đông.

Read more

MORRIS – The Bastides: England, part 2, Winchelsea

“Morris, The Bastides: England, part 2, Winchelsea,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 02/2024

*Tác giả: A. E. J. Morris, 1994.

Winchelsea

Winchelsea cũ là một thị trấn duyên hải thuộc liên minh Cinque Ports (“Ngũ cảng”), đồng thời là một vị trí phòng thủ quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của người Pháp ở khu vực ven biển. Nó hứng chịu sự đe dọa nghiêm trọng từ biển cả kể từ đầu thế kỷ mười ba. Nó nằm cheo leo trên một vách đá thấp đang có dấu hiệu vụn vỡ ở bờ đông của cửa sông Brede, hứng chịu sự tàn phá của mưa bão vào năm 1244 trước khi bị ngập lụt trên diện rộng vào năm 1287. Vua Edward I đã nhìn thấy trước được thảm họa này và lập quy hoạch trên cơ sở đó. Năm 1280, ông lệnh cho cận thần của mình thu hồi một mảnh đất thích hợp để xây thị trấn mới ở Iham bằng cách trao đổi hoặc mua lại đất. Vị trí được chọn là một cao nguyên với rừng cây bao phủ cách khoảng 3 dặm về phía tây bắc của thị trấn Winchelsea cũ, nằm trên mực nước của các đầm lầy, với sông Brede làm nên diện mạo khu vực hai bên mảnh đất. Đến năm tiếp theo, Edward đề cử ba nhân sự đảm nhiệm công tác khai khẩn đất hoang và hình thành thị trấn mới “dành cho các nam tước và những quý ông chính trực của Winchelsea.” Họ là Stephen xứ Penshurst, một quý ông có chức sắc ở Cinque Ports; Henry le Waleys, một nhà buôn ở Luân Đôn, cũng là thị trưởng của Luân Đôn và Bordeaux; và Itier xứ Angoulême, một nhà quy hoạch bastide giàu kinh nghiệm người Gascony. Penshurst đại diện cho mối quan tâm của các chính trị gia địa phương, le Waley đại diện cho giới thương nhân, cụ thể là các hoạt động trao đổi và buôn bán rượu Bordeaux được nhập khẩu chủ yếu ở cảng Winchelsea. Itier xứ Angoulême được chỉ định vai trò cố vấn chuyên môn.

Thời gian đầu, công tác quy hoạch không tiến triển đáng kể. Trước khi thị trấn Winchelsea cũ hứng chịu đợt tàn phá cuối cùng, các nhà buôn vẫn còn lưỡng lự chưa rời đi, kể cả khi nhà vua đã quy hoạch khu vực mới để tiếp nhận họ.

Read more