“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

*Tác giả: Richard T. Schaefer, 2008.

Nhậu

Cha của Danny Reardon không phải lo lắng về con trai của mình khi ông gửi cậu đến trường Đại học Maryland vào mùa thu năm 2001. Trước đó, Danny đã có một khoảng thời gian sống tự lập trong chín tháng, du lịch vòng quanh Châu Âu sau khi tốt nghiệp trung học. Ấy vậy, vào lúc 5 giờ 30 phút rạng sáng ngày 8 tháng Hai năm 2002, cha của Danny suy sụp hoàn toàn khi con trai ông nằm viện trong tình trạng thập tử nhất sinh sau khi uống quá nhiều trong một bữa tiệc chè chén của hội nam sinh vào đêm trước đó.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

Điều gì đã xảy ra? Một tình huống ngỡ là chuyện thường ngày ở huyện. Khi Danny bất tỉnh vào lúc 11 giờ 30 phút gần nửa đêm, các thành viên hội nam sinh không gọi xe cứu thương. Thay vào đó, họ thay phiên nhau trông nom anh ta, nghĩ rằng Danny sẽ tự mình hồi tỉnh như những trường hợp say xỉn thường thấy. Nhưng đến 3 giờ 30 sáng ngày hôm sau, họ nhận thấy anh ta không tỉnh lại. Danny đã ngưng thở. Khi xe cứu thương đưa anh ta đến cổng bệnh viện, Danny đã gần như trong tình trạng “chết não.” Anh qua đời vào cuối tuần đó, một trường hợp tử vong vì say xỉn ở độ tuổi sinh viên đại học.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

Câu chuyện của Danny kỳ thực không hiếm lạ hay khác thường. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Trường Y tế công cộng Harvard vào năm 2002, 44 phần trăm sinh viên học đại học tham gia các hoạt động nhậu nhẹt và chè chén (một hành vi uống bia rượu được xem là nhậu khi người uống uống năm cốc liên tục không gián đoạn ở nam, và uống bốn cốc liên tục không gián đoạn ở nữ). Với những người tham gia hội nam sinh hoặc nữ sinh ở Hy Lạp, tỷ lệ người nhậu cao hơn đáng kể – cứ năm người uống thì hết bốn nhậu (tham khảo biểu đồ minh họa). Số liệu này có sự gia tăng đáng kể so với những năm 1990, bất chấp việc nhiều trường đại học trên toàn đất nước không ngừng nỗ lực tuyên truyền và giáo dục sinh viên về tác hại của nhậu nhẹt. Vấn đề gây nhiều trăn trở này không phải là chuyện của riêng Hoa Kỳ – Vương Quốc Anh, Nga, và Nam Phi là vài quốc gia khác nổi bật với tình trạng chè chén “không say không về” ở giới trẻ.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

Nhậu nhẹt chè chén trong trường đại học là biểu hiện của một vấn đề xã hội đầy thách thức. Một mặt, nó có thể được xem là một sự lệch chuẩn, là sự vi phạm những điều được xem là chuẩn mực, được trông đợi trong môi trường học đường. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard thậm chí xem nhậu nhẹt chè chén là mối nguy hại nghiêm trọng nhất về sức khỏe cộng đồng mà giới sinh viên các trường đại học đối mặt. Đây không chỉ là thủ phạm của khoảng 50 ca tử vong hàng năm và hàng trăm trường hợp ngộ độc rượu; nó còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc học ở trường, khiến sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài vở, dễ bị chấn thương, và có hành vi phá hoại tài sản.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

Một khía cạnh khác của hành vi có tính chất tự hủy hoại bản thân này là tình trạng nhiều sinh viên tham gia nhậu để hòa đồng với bạn bè đồng trang lứa, đặc biệt trong các hội nam sinh và nữ sinh, nơi được xem là trung tâm các hoạt động xã hội của sinh viên ở nhiều trường đại học. “Người ta sao mình vậy,” “Mọi người nhậu được, mình cũng nhậu được, không thành vấn đề” là thái độ của hầu hết sinh viên về hành vi nhậu nhẹt chè chén. Nhiều sinh viên khẳng định rằng uống năm cốc liên tục là bình thường, điển hình như chia sẻ của một sinh viên từ Đại học Boston, “Bất kỳ ai nhập tiệc đều uống chừng ấy hoặc hơn. Nếu anh thường xuyên trò chuyện với người trẻ ở độ tuổi học đại học, anh sẽ thấy đấy là chuyện thường tình như cân đường hộp sữa.”

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

Một số trường đại học đã và đang ngăn chặn sự “bình thường hóa” hành vi nhậu nhẹt chè chén, nỗ lực can thiệp bằng các biện pháp kiểm soát xã hội: cấm bia rượu trong trường học, đóng cửa các hội nam sinh và nữ sinh, khuyến khích các cửa hàng không bán bia rượu với số lượng lớn cho sinh viên, và áp dụng biện pháp đuổi học đối với sinh viên vi phạm quá ba lần các quy định liên quan đến tiêu thụ đồ uống có cồn. Tuy vậy, phần đông các trường đại học có khuynh hướng du di, “xí xóa cho qua” những cuộc tiệc tùng đầu xuân được tổ chức với tinh thần “Uống thả ga” với tư cách là một phần hoạt động ngoại khóa của sinh viên.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

*Thảo luận:

  1. Theo anh/chị, vì sao phần lớn sinh viên đại học cho rằng nhậu nhẹt là một hành vi bình thường thay vì là một sự lệch chuẩn?
  2. Cũng theo anh/chị, đâu là lựa chọn hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn tình trạng nhậu nhẹt chè chén trong trường học: các biện pháp kiểm soát xã hội cứng rắn, hay mềm mỏng linh hoạt?

Nguồn tham khảo: R. Davis và DeBarros 2006; Glauber 1998; Hoover 2002; Wechsler và các cộng sự 2002, 2004.

*Ảnh minh họa: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia nhậu nhẹt chè chén vào năm 2001, dựa trên kết quả một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện trên 10.000 sinh viên đại học. Nhậu được định nghĩa là hành vi uống tối thiểu năm cốc liên tục không gián đoạn ở nam hoặc bốn cốc liên tục không gián đoạn ở nữ trong khoảng thời gian hai tuần trước khi người được khảo sát trả lời bảng câu hỏi. Nguồn: Wechsler và các cộng sự 2002:208.

“Schaefer, Binge drinking,” người dịch: Phan Nguyễn Khánh Đan, tháng 04/2024.

* Dịch và thực hiện bài viết: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

* Âm nhạc: “미련 (Regret)” (김건모), Live piano (vocal) music with Sangah Noona 4/12, 2024.

./.

Leave a comment